Header Ads

Header ADS

24 phím tắt hữu ích dành cho những người mới sử dụng Adobe Photoshop Lightroom

Một vài năm trở lại đây, Lightroom – chương trình chỉnh sửa ảnh danh tiếng của Adobe đã không còn quá xa lạ với người chơi Nhiếp ảnh ở Việt Nam.
Về một khía cạnh nào đó thì Lightroom khá giống như Adobe Photoshop, nhưng đơn giản hơn nhiều. Ngay cả về giao diện cũng như cách sử dụng của LightroomAdobe cũng thiết kế gần gũi và giúp người dùng khá dễ dàng nắm bắt thao tác chỉ trong một thời gian ngắn. Sau đây là một số mẹo nhỏ dành cho các bạn mới tiếp cận với phần mềm cực đỉnh này. Chúng ta bắt đầu nhé!
1. Giao Diện Lightroom
Tab Library
Sau khi đã Import ảnh từ máy vào trong thư viện của Lightroom (Library), trên màn hình chính sẽ hiển thị những bức ảnh đã được Import vào, phần mềm sẽ đưa ra một số cách hiện thị như sau:

·         Dạng lưới (Grid – Phím tắt: G)
·         Từng tấm (Loupe View – Phím tắt: E)  
·         Toàn màn hình (Full Screen – Phím tắt: F)
Tab Develop
Ở trong chế độ DevelopAdobe cũng xây dựng một số chức năng khá thuận tiện cho người sử dụng:
·         Tắt/Bật đèn (Lights – Phím tắt: L)
Chức năng này giúp làm mờ đi các thanh công cụ để làm nổi bật bức ảnh ta cần hiệu


 ·         Ẩn thanh công cụ 2 bên (Phím tắt là Tab)
·         Ẩn tất cả các thanh công cụ trên màn hình chính (Phím tắt là Shift + Tab hoặc Option + Tab của Mac)
Ba chức năng trên của Lightroom  làm nổi bật bức ảnh chúng ta cần chỉnh, tập trung vào bức ảnh mà không bị xao nhãng bởi những thứ không cần thiết xung quanh.
Solo Mode
Thêm một mẹo nhỏ nữa trong thao tác hiệu chỉnh ảnh, bạn có thể giữ phím Alt (hoặc Command của Mac), rồi từ từ tăng giảm các thông số ở bảng Basic hoặc DetailLightroom sẽ bôi đen tất cả phần khác mà chỉ hiện ra các chi tiết ở vùng của thông số mà ta đang chỉnh. Ví dụ như trong hình dưới đây, khi đồng thời giữ Alt và kéo Exposure, khung chỉnh sửa sẽ hiện lên các phần bị cháy sáng hoàn toàn, mất chi tiết ảnh.
Chế độ này còn được gọi dưới cái tên Solo mode. Nó thực sự hữu hiệu trong việc chỉnh được một bức ảnh đúng sáng và cân đối mắt người nhìn nhất.
Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy đây là một chức năng khá thú vị. Nó giúp người dùng nhận biết được sự phân bố sáng tối trong bức ảnh, chỗ nào mất chi tiết, chỗ nào cháy trắng hay cháy đen, hoặc đơn giản chỉ là kiểm tra xem bức ảnh có bị lấy nét trượt hay không. Điều quan trọng là người dùng được toàn quyền kiểm soát ánh sáng, chi tiết có trong bức ảnh, điểm nhấn của bức ảnh mà bản thân muốn đề cập cũng như biết khi nào bức ảnh trở nên tệ nếu bị tác động quá mức.
2. Phân loại, đánh giá
Trong một loạt bức ảnh ta Import vào thư viện của của Lightroom, chắc hẳn sẽ có những tấm đẹp, tấm dở, những tấm giống nhau mà chúng ta muốn chọn hoặc xóa khỏi thư viện. Đây chính là lúc để sử dụng các chức năng dưới đây:
·         So sánh (Survey mode – Phím tắt: N)
Nhiều bức ảnh giống nhau, cùng một nội dung muốn truyền tải, dĩ nhiên ta sẽ chọn bức đẹp nhất rồi phải không? Hãy so sánh chúng bằng cách giữ CTRL (Option của Mac), chọn các bức ảnh cần so sánh rồi ấn N, chúng sẽ được xếp đều trên màn hình,  giúp chúng ta dễ dàng nhận ra điểm giống và khác, đẹp và xấu trong từng bức (bức này chi tiết tốt hơn, bức kia ánh sáng đẹp hơn…).
·         Chọn/Bỏ (Pick/Reject – Phím tắt: P/X)
·         Đánh dấu chọn (Flag – Phím Tắt ~)
·         Hủy đánh dấu (Unflag – Phím tắt: U)
·         Đặt nhãn màu cho ảnh (Label – Phím tắt: Đỏ – 6, Vàng – 7, Xanh lá – 8, Xanh nước – 9)
Bằng cách bấm vào từng tấm ảnh, ta có thể chọn những tấm ta ưng, bỏ những tấm ta không muốn và phân loại chúng ta bằng cách đặt nhãn màu bằng các phím 6, 7, 8, 9. Giả sử thư viện ảnh của bạn có vài ba tấm ảnh, thì có lẽ việc phân loại cũng không cần thiết. Nhưng nếu bạn có đến hàng ngàn tấm giống và khác nhau thì sao? Một thư viện lộn xộn như vậy sẽ khiến chúng ta rất vất vả trong việc sắp xếp, tìm kiếm. Tuy nhiên, bằng những thao tác trên, thì việc đó cũng không còn là một trở ngại nữa.
·         Đánh giá (Rating – Phím tắt: 0, 1, 2, 3, 4, 5 – nó tương ứng với số sao bạn đặt cho bức ảnh)
Tính năng đánh giá này cũng giống như tự chấm điểm cho thành quả bạn làm được. Ngoài ra, khi bạn đánh giá bức ảnh bất kì, Lightroom sẽ tự động lưu vào mục ‘Five Stars’ hay thư mục nào đó do bạn tự tạo trong bảng Collections. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, copy preset từ ảnh này sang ảnh khác một cách hiệu quả.
3. Xử lý ảnh
Sau đây là một số lệnh tắt đơn giản của Lightroom trong các thao tác chỉnh ảnh trong chế độ Develop.
Phím tắt:
Phím D
Chuyển sang chế độ hiệu chỉnh (Develop)
Phím R
Bật chức năng cắt ảnh (Crop tool)
Phím X
Xoay ngang hoặc dọc (Crop tool)
Shift
Khi giữ phím này, tỉ lệ các cạnh của ảnh sẽ được giữ nguyên bất kể sự thay đổi kích thước nào
Alt
(Command của Mac)
Khi giữ phím này và kéo thay đổi kích thước của ảnh, ảnh sẽ được kéo đối xứng
qua điểm chính giữa ảnh
Enter
Chấp nhận crop ảnh
CTRL + ‘
(Option + ‘ của Mac)
Tạo một bản copy ảo (Virtual Copy)
Tạo copy ảo (Virtual Copy) là một chức năng cho phép bạn tạo ra một phiên bản khác của bức ảnh mà không cần mất thêm dung lượng của máy tính cũng như không cần phải copy một file nào nữa. Tính năng này rất hiệu quả khi bạn sở hữu một tấm ảnh đẹp, nhưng lại có quá nhiều ý tưởng để thể hiện cái đẹp đó, có thể  bằng màu, chế độ đen trắng hoặc crop với tỉ lệ khác nhau… Với bản copy ảo này, bất kì mọi điều bạn muốn đều có thể thực hiện được dễ dàng.
Chức năng này giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn trong chỉnh sửa hơn, tạo nhiều phiên bản khác nhau như tôi đã nói ở trên: đen trắng, ảnh có style màu giống máy phim, hay chỉnh theo tông màu lạnh hoặc ấm hơn để thể hiện phù hợp với chủ đề bức ảnh… sau đó so sánh chúng để chọn ra bức đẹp nhất chẳng hạn. 
Nghe thì đơn giản vậy chứ thực sự nó cũng quan trọng lắm đấy. Bạn không thể copy file gốc sang thư mục khác rồi lại thêm file đó vào Lightroom được vì khi đó, phần mềm sẽ nhận dạng file và báo là file đã được thêm từ trước rồi. Cách duy nhất là copy file, đổi tên sau đó thêm vào Lightroom. Tuy nhiên, nếu cứ làm vậy thì chỉnh vài tấm cũng đã thấy mệt rồi chứ chưa nói gì đến số lượng lớn. Tôi đã từng gặp khá nhiều khó khăn khi rơi vào những tình huống như này, cho đến khi biết đến chức năng trên.
Một số ý kiến cá nhân:
Theo tác giả, việc tiếp cận và sử dụng thành thạo Lightroom không có gì khó, nhưng vấn đề mấu chốt là bạn phải biết mình đang làm gì, muốn gì ở bức ảnh của mình. Khi đã xác định được rõ cái mình cần, cộng thêm chút kinh nghiệm và thời gian học hỏi sử dụng phần mềm thì bạn đã thành công rồi đấy.
Hãy chụp và chỉnh ảnh thật nhiều nhé!  

Theo: 50mm.vn/
Được tạo bởi Blogger.