Giao thừa
GIAO THỪA
Trong ký ức tuổi
thơ của mình đêm giao thừa rất đẹp.
Nguồn hình: Internet |
Bao giờ bố cũng
đốt những dây pháo thật dài, thật to vang cả xóm. Sau đó anh H xuất hiện với những
lời chúc mừng năm mới phát tài và làm ăn tấn tới. Bố mẹ vui mừng đón khách (đã
được hẹn từ năm cũ. hihi) rồi bố mừng tuổi cho anh H để anh tiếp tục đi những
nhà khác. Anh H là con trai của bác Cả. Ai cũng bảo anh có cái vía may nên tết
năm nào anh cũng đắt "sô". Nhưng nhà đầu tiên mà anh ưu tiên chọn đến
cũng là nhà mình. Bởi với dòng họ, bố mình bao giờ cũng là người có uy tín nhất,
được quí trọng nhất.
Lớn thêm một
chút, thì H lại thích nấu nồi cháo gà, có thêm hành củ ngâm giấm cho cả nhà ăn
lúc giao thừa. Cả mấy chị em quầy quần chúc tết bố mẹ rồi bố mẹ lì xì cho từng
đứa. Rồi áo mới xúng xính đi chùa.
Ra trường đi làm
mình cũng về đón tết được vài năm với gia đình. Xong năm đó, mình chọn đề tài
"Phía sau màn ảnh nhỏ" và chủ thể của câu chuyện là những người làm
truyền hình trực tiếp ở khắp mọi nơi, mọi điều kiện thời tiết và đặc biệt là trực
tiếp trong đêm giao thừa. Đó có lẽ là đêm giao thừa đầu tiên mình không đón
giao thừa cùng gia đình, và cũng là đêm giao thừa đầu tiên mình gắn bó với đồng
nghiệp trong những giờ phút chuyển giao của năm cũ và năm mới.
Sau thành công của
"Phía sau màn ảnh nhỏ", mình xin Sư phụ cho mình tháp tùng theo ê kíp
làm trực tiếp đêm giao thừa. Sư phụ "Hoan nghênh không hết chứ từ chối
gì." Thế là từ đó, mình luôn có tên trong danh sách làm trực tiếp đêm giao
thừa. Làm trực tiếp với mình là một sự đam mê. Nó buộc người làm nghề phải linh
hoạt, phải xử lý tình huống tỉnh táo nhất. Căng thẳng, nhưng như một cuộc chiến
vậy, người chiến sĩ đã lên xe thì chỉ có tiến công, không được phép sơ xuất. Trực
tiếp trong đêm trừ tịch còn có một ý nghịa thiêng liêng hơn. Đó là giây phút mà
mọi người đều hướng đến cái tốt đẹp, đều dành cho nhau những nụ cười, những lời
chúc mừng và những cái bắt tay đầy ấm áp.
Đêm giao thừa
nào Sư phụ cũng cầm quân đi làm trực tiếp. Người chiến sĩ chỉ còn 1/3 lá gan ấy
luôn là người có nhiều điểm, đến bây giờ mình mới nhận ra rằng, mình ảnh hưởng ở
ông khá nhiều trong khi làm nghề, xử lý tình huống với các bối cảnh, trường đoạn
và cả những chi tiết nhỏ nhặt trong từng mẩu tin.
Về đây, năm đầu
tiên mình đón giao thừa cùng B ở đường hoa Nguyễn Huệ. Hai chị em chọn được một
chỗ ngồi ở đường hoa để ngắm pháo hoa thật là vất vả. Chen chúc, xô bồ. Xem
xong 15 phút pháo hoa thì ....không thể về được vì người kín như nêm. Tất cả
các ngả đường đều kẹt cứng. Phải mất đến hơn 2 tiếng thì 2 chị em mới thoát ra
khỏi dòng người đông đúc ấy.
Năm ngoái, TT chở
mình đi đón giao thừa ngoài Q1. Anh chàng mua cho mình một quả bóng bay to
đùng. Nhưng mà, mình lại lỡ tay nên trong dòng người đông đúc quả bóng...bay mất
tiêu. TT quát rằng "lộc mà để vuột mất". Không biết có phải thế mà
năm ngoái mình "lận đận" không nhỉ? Hihi.
Năm nay, mình và
T hẹn nhau đi ghi nhận tình hình đón giao thừa ở hầm Thủ Thiêm đầu phía quận 2.
Không phải chỉ có dự đoán của mình mà rất nhiều người khác cũng chọn đầu phía
quận 2 để ngắm TP trong màn pháo bông được soi xuống sông SG như thế nào. Vì
21h là hầm Thủ Thiêm cấm xe máy chạy qua nên còn tới 3 tiếng nữa mới đến giờ
phút giao thừa nhưng người dân đã đứng đông nghẹt khu vực này.
Các dịch vụ nước
uống, đồ ăn và ...cả muỗi xuất hiện ngày một nhiều. Dẫu vậy, tất cả vẫn rất
kiên nhẫn chờ đợi màn pháo hoa bùng lên bên kia sông. Đứng bên này nhìn thành
phố tuyệt đẹp.
Cuối cùng thì
pháo hoa cũng sáng. Mình đã xem khá nhiều màn bắn pháo hoa nên thấy pháo hoa
năm nay bắn ...chẳng đẹp tí nào. Nhưng có khá nhiều người hào hứng la to theo từng
tiếng pháo.
Ra về theo đường
cầuThủ Thiêm, người cũng chật như nêm. TP ban đêm cũng đẹp dịu dàng.
Năm rồng đã đến.
01/23/2012 01:40 am
Minh Thùy