Header Ads

Header ADS

Thương CÁI TÌNH, Thương cả những ĐAM MÊ


Cứ hỏi tới là học trò bảo...đi tập văn nghệ. 

- Em thi à?
- Dạ không. Em tập cho các em khoá sau. Truyền thống của khoa là vậy. Các anh chị lớn ra trường thì quay lại lo cho các em khoá sau. Em hết được thi rồi. Em chỉ phụ thôi, mấy anh chị khoá trước còn lo nhiều thứ lắm.
...
"Lo" là toàn tâm toàn ý. Về cả kịch bản, tài chính, nơi tập, thậm chí sắp xếp thời gian để không vắng một buổi nào dù ai cũng bận rộn với công việc chuyên môn. "Vì cái gì?" "Dạ đam mê ạ".
...
Nhớ thời mình còn là sinh viên, mỗi khi đoàn trường hay đoàn khoa tổ chức tập văn nghệ là cán bộ Đoàn cong giò đi xin tài trợ. Chẳng thấy mặt mũi anh chị nào khoá trước về chơi, động viên đám nhỏ một tí, và "đám nhỏ" tập tành là hỏi, được cộng bao nhiêu điểm? Có nước uống không?... Và mình cũng thấy nhiều chỗ khác y chang. Đa số tập hội diễn là phải có thù lao bồi dưỡng, hoặc ít ra sau những buổi tập cũng chiêu đãi anh em một bữa. Thế nên khi biết có những bạn bỏ cả tháng thu nhập ra để chăm chút cho đàn em chỉ vì thích thì mới thấy ngưỡng mộ các bạn ý làm sao! "Khoa nào cũng vậy hết á cô!". 
Nghe vậy nên phải đến xem cho bằng được chương trình các em diễn dù tiết mục của Khoa báo chí truyền thông bắt đầu diễn lúc...21h đêm. 
21h đêm mới lên sân khấu nhưng các em đã tập trung từ 16h chiều để chuẩn bị. Từng chi tiết được chuẩn bị chu đáo. Từ đạo cụ sân khấu đến phục trang, từ bộ quần áo, cái khăn rằn, đến cái đèn của thời "những cô gái mở đường", đến cái bi đông đựng nước...tất cả đều chỉnh chu. Nhưng có lẽ, điều mà các em làm được chính là...có vài khán giả đã rơi nước mắt ở những trường đoạn gợi lại ký ức một thời hoa lửa của dân tộc. 
Cứ tưởng dân báo chí thì diễn không có sâu nhưng mà từng động tác dứt khoát, từng biểu cảm qua gương mặt, ánh mắt...thậm chí là cả giọng kể bằng tiếng Hà Tĩnh đặc sệt như rót vào tâm trí khán giả vùng địa lý mà câu chuyện đang nói đến. Dù đêm đã về khuya nhưng câu chuyện các em kể bằng âm nhạc không hề rời rạc. Nó đưa người xem chạm đến từng khoảnh khắc lịch sử, từng chi tiết câu chuyện nhắc nhớ một thời tuổi trẻ của những thế hệ hôm qua liên kết với nhau từ phút mở màn đến phút cuối.
Lâu rồi không được xem văn nghệ kiểu hội diễn, ngồi trong không khí này chợt lâng lâng xúc động. Cảm ơn các em! Cảm ơn khoa báo chí! 
Có lẽ, Khoa cũng đã "Sống" thế nào đấy nên cho đến khi ra trường rồi mà sinh viên vẫn quay trở lại lo cho phong trào của Khoa một cách trọn vẹn nhất, đầy tâm huyết. Dù họ, mình biết chắc, thời gian không tính bằng vàng thì cũng bằng kim cương Đoàn Khuyên Anh Đông à.














Được tạo bởi Blogger.